Thanh cân bằng ô tô được biết đến như một món phụ kiện được một số chủ xe lắp đặt thêm cho xe hơi của mình. Nhằm mục đích gia tăng độ vững chắc và tính an toàn cho xe khi vận hành. Mời bạn cùng Gara ô tô Bảo Ân cùng tìm hiểu qua bài viết với chủ đề: “Thanh cân bằng ô tô có tác dụng gì ? Có nên lắp " Thanh cân bằng " không ?
Thanh cân bằng ô tô là gì?
Thanh cân bằng ô tô
Thanh cần bằng ô tô hay được gọi là thanh giằng. Là một thanh kim loại cứng, kết nối các bộ phận trọng yếu, giúp gia tăng độ vững chắc, giảm vặn xoắn cho phần khung xe. Khi xe lưu thông qua những cung đường xấu như: đường đèo núi, đường đang thi công…vv
Phân loại thanh cân bằng ô tô.
Thanh cân bằng đang được phân phối với những loại phổ biến như sau:
Thanh cân bằng trước và dưới.
Thanh cân bằng trước và dưới.
Thanh cân bằng trước được đặt ở vị trí đỉnh giảm xóc. Chúng được kết nối với nhau nhằm chia đều lực tác động đến 2 bánh xe, giúp bánh xe có độ bám đường tốt, đồng đều và giảm được nguy cơ bị lật khi vào cua gấp.
Đồng thời, việc lắp đặt thanh cân bằng phía trước cũng hỗ trợ hạn chế hiện tượng văn bánh xe khi ôm cua ở những dòng xe dẫn động cầu sau.
Thanh cân bằng dưới được đặt ở vị trí liên kết thấp hơn giúp gia tăng độ chắc chắn cho hệ thống treo. Đặc biệt là phần dưới của trục bánh xe.
Thanh cân bằng chống lật.
Thanh cân bằng chống lật
Thanh cân bằng chống lật được đặt tại vị trí phía dưới 2 giảm xóc của gầm xe. Chúng có tác dụng hỗ trợ cân bằng lực, tác động lên 2 bên và 4 bánh xe. Giúp xe bám chặt hơn xuống mặt đường và giảm thiểu tối đa nguy cơ lật xe.
Thanh cân bằng cố định.
Thanh cân bằng cố định
Thanh cân bằng cố định là loại thanh giằng gồm nhiều thanh kim loại ghép lại với nhau theo hình tam giác. Chúng được đặt phía sau vòm bánh trước. Nhằm mục đích hỗ trợ khung xe phía trước cứng cáp, chịu được những lực tác động lớn mà không gây ra hiện tượng biến dạng khi gặp phải những tình huống khẩn cấp và trong những trường hợp phải đạp phanh gấp.
Tác dụng thanh cân bằng đối với ô tô.
Tác dụng của thanh công bằng
- Thanh cân bằng hỗ trợ hệ thống treo hoạt động ổn định, an toàn và giảm được tình trạng lật xe, văng bánh trong những tình huống khẩn cấp.
- Đồng thời, thanh cân bằng còn gia cố cho phần thân xe, khung gầm được cứng cáp hơn. Cũng như giảm được độ nghiêng và tình trạng vặn xoắn thân xe. Mang đến cho tài xế cảm giác lái tự tin, xa chạy đầm và chắc chắn hơn khi di chuyển qua những cung đường xấu, gập ghềnh.
- Khi ôm cua, lực ly tâm khiến xe nghiêng nhiều hơn về hướng phía bên ngoài góc cua, khiến cho lực tác động 4 bánh xe là không đều nhau. Việc tác động lực thường xuyên dồn về 1 phía sẽ dẫn đến tình trạng giảm xóc và lốp xe mòn không đều; 2 bánh xe bên ngoài góc cua sẽ bị mài mòn hơn 2 bánh xe bên trong.
- Do đó, việc lắp đặt thanh cân bằng là giải pháp làm cân đối lực tác động lên đều cả 2 bên, đảm bảo sự mài mòn đồng đều và gia tăng độ bám đường của hệ thống lốp xe. Từ đó làm giảm nguy cơ xảy ra tai nạn khi lưu thông trên những cung đường xấu, trơn trượt trong những điều kiện thời tiết bất lợi.
- Ngoài ra những thanh cân bằng trước thường được sơn hoặc anod hóa, cũng làm gia tăng tính thẩm mỹ, khiến xế hộp của bạn trông khỏe khoắn và thể thao hơn rất nhiều.
Có nên lắp " Thanh cân bằng " không ?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng điểm qua những ưu điểm và nhược điểm của thanh cân bằng đối với hoạt động vận hành của xe.
Ưu điểm của thanh cân bằng.
Ưu điểm của thanh cân bằng
Một số ưu điểm nổi bật khi lắp đặt thanh cân bằng có thể kể đến như sau:
- Thanh cân bằng giúp chia sẻ lực tác động giữa 2 trụ treo.
- Xe ít bị bồng bềnh.
- Giảm tác động xấu do trọng tâm cao.
- Giảm hao mòn các chi tiết của xe.
- Thiết kế đa dạng, tính năng linh hoạt.
- Dễ lắp đặt và tháo gỡ.
Nhược điểm của thanh cân bằng.
Nhược điểm của thanh cân bằng
Sau đây là những nhược điểm khi lắp đặt thanh cân bằng mà bạn cần phải biết.
- Làm cho khung xe trở nên quá cứng – Bạn sẽ cảm nhận rõ điều này khi lái xe với tốc độ thấp ở những cung đường đẹp, bằng phẳng.
- Gia tăng trọng lượng cho xe – Mặc dù sự gia tăng trọng lượng này là không đáng kể, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu và hiệu suất vận hành của xe.
- Gia tăng thêm chi phí – Việc lắp đặt các thanh cân bằng khiến bạn phải đầu tư thêm 1 khoảng mục nữa để cải tạo xế hộp của mình. Bởi vì hầu hết các dòng xe đều không trang bị thanh cần bằng
- Không thật sự hữu ích khi vận hành xe trong đô thị – Nếu bạn chỉ sử dụng xế hộp để đi làm, phục vụ gia đình trên các cung đường nội thị với tốc độ trung bình. Thì thanh cân bằng hoàn toàn không phát huy rõ được vai trò của nó.
- Một số dòng xe không có vị trí thích hợp để gắng thêm thanh cân bằng – Việc lắp đặt thanh cân bằng phải đảm bảo đủ khe hở giữa chúng và nắp động cơ. Vì thế ở một số dòng xe, để làm được việc này hỏi các thanh cân bằng phải được thiết kế riêng với kích thích phù hợp.
Hy vọng với những phân tích như trên bạn đã có thể trả lời cho mình câu hỏi “Thanh cân bằng ô tô có tác dụng gì ? Có nên lắp " Thanh cân bằng " không ? Việc nên hay không nên hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu vận hành xe của bạn.
Gara ô tô Bảo Ân luôn đồng hành cùng bạn trong các hoạt động mua bán phụ kiện, bảo dưỡng, sửa chữa, độ chế xe theo yêu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay khi muốn được tư vấn theo các phương thức sau:
CÔNG TY TNHH DV & TM GARAGE Ô TÔ BẢO ÂN
Địa chỉ: Vòng xoay Kim Hằng, Kp Bình Khánh, P Khánh Bình, Tân Uyên, Bình Dương
Điện thoại: 0965 408 656 - 0346 559 679
Email:garagebaoanbinhduong@gmail.com
Website: garageotobaoan.com